Ắt hẳn không ít người đã đau đầu khi gặp trường hợp mua lại một căn nhà đã có sẵn và băn khoăn không biết nên cải tạo hay đập đi xây mới hoàn toàn. Làm thế nào mới hợp lý? Cách nào sẽ tốt hơn về mặt lâu dài, hiệu quả hơn về mặt chi phí? Cân nhắc đến giá nhân công xây dựng, vật liệu và thiết kế, đâu mới là phương án tối ưu? Hãy cùng BĐS Nam Gia Phát cân nhắc một số mấu chốt để quyết định cải tạo hay xây mới ngôi nhà của bạn nhé!
Xem xét tình trạng ngôi nhà
❎ Tình trạng ngôi nhà cũ quá tồi tàn, mục nát: nếu bạn vừa mua lại một ngôi nhà cũ có tuổi thọ trên 30 năm cùng với những mảng tường đã đổ nát, kết cấu bị mục, nứt, bong tróc và thiếu an toàn, phần khung quá cũ và không còn đủ lực chống đỡ thì hãy xác định xây mới lại để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Khung kết cấu ở hiện trạng này đã không còn khả năng sử dụng, dễ xuất hiện các hiện tượng bị thấm dột nhiều nơi, lớp vữa tường bung ra, nhiều phần bê tông bị nứt trông thấy cả thép chịu lực bên trong.
Xét về kết cấu cơ bản của một ngôi nhà, cho dù hiện tại vẫn còn khả năng chịu đựng nhưng không sớm thì muộn, các khuyết điểm sẽ nhanh chóng lộ ra khi thực hiện cải tạo theo thiết kế mới, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bởi thực tế ngôi nhà không đáp ứng được nhu cầu nâng tầng theo thiết kế mới.
Vì thế, khi khung kết cấu không đủ sức chịu đựng với nhu cầu lên tầng thì tốt nhất hãy dỡ bỏ và xây mới. Không cần phải tăn lăn việc cải tạo sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn khi tận dụng khung kiến trúc cũ, vì có nguy cơ quyết định đó sẽ khiến cho bạn phải tốn kém khi phải xây lại chỉ sau một thời gian sửa chữa.
✅ Tình trạng ngôi nhà vẫn còn tốt: nếu bạn sở hữu một ngôi nhà có tuổi đời chưa cao và được xây dựng đúng quy cách sẽ vẫn đảm bảo sự an toàn cho gia chủ khi tái sử dụng. Lúc này phần kết cấu khung xương vẫn còn có thể sử dụng được. Lúc này ngôi nhà chỉ cần sửa sang lại nội thất bằng sơn. Sắp xếp lại không gian nội thất trong nhà là chúng ta cũng có thể tận hưởng một không gian sống mới trong ngôi nhà cũ.
Tuy nhiên, nếu bạn có ý định nâng tầng hoặc làm gác cho ngôi nhà thì nên xem xét lại độ chắc của nền, phần khung và kết cấu chịu lực của nó. Vì nếu không xem xét kỹ lưỡng thì khi sửa chữa và sử dụng ngôi nhà sẽ không đảm bảo an toàn.
Xem xét điều kiện và chi phí
✔️ Xây lại nhà mới: đối với việc dỡ bỏ và xây lại nhà mới thì bạn phải cân nhắc vì chi phí sẽ cao hơn nhiều so với việc cải tạo. Vì việc xây mới một ngôi nhà là bắt đầu lại từ con số 0. Điều này đòi hỏi bạn phải có đủ tài chính để đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh trong cả một quá trình xây dựng nhà ở. Không phải ai cũng đủ điều kiện để xây lại hoàn toàn ngôi nhà vì nhiều vấn đề như là thời gian, tài chính, thủ tục giấy phép thi công,… trong số đó ngoài vấn đề tài chính thì thời gian cũng là một vấn đề quan trọng cần được cân nhắc kỹ càng.
Bởi lẽ một khi đã bắt đầu thi công thì bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian cho việc xây dựng từ việc lựa chọn công ty thiết kế, thảo luận bản vẽ thiết kế cho đến việc tìm đơn vị thi công, lựa chọn các chất liệu, xin giấy phép, đồng thời phải luôn theo dõi sát sao tiến độ công trình,… Tuy vậy, một ngôi nhà mới sẽ thỏa mãn được yêu cầu về đường lối kiến trúc, nội thất, màu sơn cũng như các chức năng khác được bố trí trong ngôi nhà nhằm phục vụ nhu cầu sống của gia đình.
✔️ Sửa chữa, cải tạo nhà: đối với những gia đình có nguồn kinh tế trung bình và tình trạng nhà không quá tệ thì việc xây mới là quá tốn kém chi phí và cả thời gian. Vì vậy việc lên kế hoạch cho quá trình tu bổ, sửa chữa có thể là lựa chọn tối ưu.
Chỉ cần lên ý tưởng và đầu tư một ít để sửa chữa lại những chỗ hư hỏng, cũ kỹ, việc sửa chữa sẽ không quá khó khăn và đòi hỏi nguồn vốn cao như việc xây lại nhà. Thậm chí bạn còn có thể khéo léo tái sử dụng những vật dụng cũ với một công năng khác, giúp tiết kiệm cũng như là bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc cải tạo nhà cũ cũng sẽ có một vài rủi ro nhất định như là phát sinh nhiều chỗ hỏng hóc cần sửa chữa hơn dự kiến, thế nên bạn cũng phải dự trù tài chính cho những trường hợp đó.
Việc sửa chữa lại ngôi nhà thích hợp nhất khi gia chủ mong muốn đổi mới nội thất và không tác động gì đến phong cách thiết kế của ngoại thất. Ngược lại, nếu chúng ta cần một ngôi nhà mới hoàn toàn vững chắc, an toàn và sử dụng lâu bền theo thời gian cũng như phù hợp với nhu cầu về thiết kế, thẩm mỹ riêng của từng cá nhân thì việc xây nhà mới là một quyết định khá tối ưu.
Việc xây nhà mới hay sửa chữa nhà ở đều có những mặt lợi khác nhau của nó. Chính vì thế, chúng ta nên cân nhắc về nhu cầu, sở thích và điều kiện kinh tế của mình để đưa ra lựa chọn cho phù hợp. Chúc bạn sẽ có cho mình quyết định phù hợp nhé!
Thúy Vy